Từ A-Z các bước LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH

0
150
Bước 1: Xây Dựng Ý Tưởng Kinh Doanh Độc Đáo
Ý tưởng giống như linh hồn của bất kỳ kế hoạch kinh doanh nào, chính vì vậy bước đầu tiên là hãy xây dựng cho mình một ý tưởng thật độc đáo. Hãy tìm ra cho mình ít nhất 1 điểm khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ hoặc trong chiến lược kinh doanh để có thể tự tạo ra “đại dương xanh” cho mình. Chắc chắn rằng con đường doanh nghiệp đến với thành công sẽ được rút ngắn hơn rất nhiều.
Bước 2: Đặt Ra Các Mục Tiêu và Thành Quả Cần Đạt Được
Muốn vẽ ra con đường thì phải có điểm đầu và điểm cuối, những mục tiêu và thành quả chính là động lực để cố gắng, là cái đích cho mọi ý tưởng của chủ doanh nghiệp. Liệt kê các mục tiêu trong kế hoạch càng chi tiết thì đến khi thực hiện xác suất thành công cuối cùng sẽ càng cao.
Bước 3: Nghiên Cứu và Phân Tích Thị Trường
“Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” vậy nên trước khi dấn thân vào thương trường khốc liệt. CEO hãy đảm bảo rằng mình cần hiểu rõ về thị trường nhắm tới, hiểu tập khách hàng mục tiêu, hiểu đối thủ, hiểu lĩnh vực kinh doanh của mình. Có vậy mới hạn chế được những rủi ro không đáng có trong quá trình kinh doanh sau này.
Bước 4: Lập Biểu Đồ SWOT – Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
Điểm mạnh của doanh nghiệp là gì? Tận dụng lợi thế này để gia tăng năng lực cạnh tranh như thế nào?
Điểm yếu nằm ở đâu? Giải pháp để hạn chế tối đa và cách khắc phục điểm yếu ra làm sao?
Biểu đồ SWOT sẽ giúp CEO có cái nhìn tổng quan nhất về doanh nghiệp mình, về vị trí của doanh nghiệp trên bản đồ thị trường…Tránh trường hợp quá chủ quan, ngạo mạn mà “lợi bất cập hại”.
Bước 5: Xác Lập Mô Hình Tổ Chức Kinh Doanh
Không có doanh nghiệp nào mà chỉ có 1 mình giám đốc làm việc, CEO cần những người cùng chung chí hướng, những nhân viên phụ trách các chuyên môn khác nhau. Lúc này doanh nghiệp cần có một hệ thống phân chia công việc hợp lý, có sự phối hợp giữa có bộ phận để tạo ra hiệu quả tốt nhất. Hãy xác lập mô hình tổ chức kinh doanh của mình!
Bước 6: Lập Kế Hoạch Marketing
Ngay từ lúc khởi nghiệp hãy thực hiện Marketing, một chiến lược dài hơi và linh hoạt sẽ giúp tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường dễ dàng hơn.
Bước 7: Lập Kế Hoạch Quản Lý Nhân Sự
Việc kinh doanh sẽ ngày càng mở rộng, nhân viên sẽ tăng từ vài người lên hàng chục, thậm chí hàng trăm người. Khi đó CEO không thể quản lý trực tiếp mỗi người bọn họ được. Bộ máy nhân sự nên được xây vững chắc từ những “viên gạch” đầu tiên, vì những người đó sau này sẽ trở thành những nhân viên “cốt cán” bên cạnh ceo. Vậy nên hãy chuẩn bị kế hoạch để quản lý, đào tạo, hướng dẫn và phát triển kỹ năng cho nhân viên ngay từ khi doanh nghiệp còn nhỏ
Bước 8: Lập Kế Hoạch Quản Lý Tài Chính
Việc quản lý dòng tiền trong một doanh nghiệp là rất quan trọng, nếu CEO không biết phân bổ hợp lý rất có thể lãi không bù nổi lỗ. Cần những khoản phí gì? khi nào chi ra? khi nào thì thu vào?…Tất cả các câu hỏi đó nên đưa vào một bản kế hoạch cụ thể.
Bước 9: Kế Hoạch Thực Hiện
Khi đã chuẩn bị xong mọi thứ, giờ là lúc vạch kế hoạch triển khai từng bước. Hãy đảm bảo rằng mọi thứ đều theo chuẩn quỹ đạo mà đã vạch sẵn, nếu có thay đổi thì phải luôn dự trù cụ thể, nếu không mọi thứ sẽ rối tung lên vượt tầm kiểm soát.
From A-Z steps to BUSINESS PLANNING
Step 1: Build a Unique Business Idea
Ideas are like the soul of any business plan, so the first step is to build your own unique idea. Find yourself at least 1 difference in products, services or in business strategies to be able to create your own “blue ocean”. Surely the business path to success will be much shorter.
Step 2: Set Goals and Accomplishments
To draw a path, there must be a beginning and an end, goals and results are the motivation to try, the goal for all ideas of business owners. The more detailed the goals listed in the plan, the higher the probability that they will eventually succeed.
Step 3: Market Research and Analysis
“Knowing the enemy, knowing me, a hundred battles a hundred wins”, so before embarking on the fierce marketplace. CEO should make sure that you need to understand the target market, understand the target customer group, understand the competition, understand your business area. That way, we can limit unnecessary risks in the future business process.
Step 4: Make a SWOT Chart – Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats
What are the strengths of the business? How to take advantage of this to increase competitiveness?
Where is the weak point? Solutions to minimize and how to overcome weaknesses?
The SWOT chart will help the CEO have the most overview of his business, about the position of the business on the market map… Avoid the case of being too subjective, arrogant but “beneficial and harmful”.
Step 5: Establish a Business Organization Model
There is no business where there is only one director working, the CEO needs like-minded people, employees in charge of different specialties. At this time, businesses need to have a reasonable system of division of work, with coordination between departments to create the best efficiency. Let’s define your business organization model!
Step 6: Make a Marketing Plan
Right from the start, implement Marketing, a long-term and flexible strategy will help reach customers and expand markets more easily.
Step 7: Make a Human Resource Management Plan
The business will expand more and more, employees will increase from a few people to dozens, even hundreds of people. At that time, the CEO could not directly manage each of them. The human resources apparatus should be built firmly from the first “brick”, because those people will later become the “core” employees next to the CEO. So, prepare a plan to manage, train, guide and develop skills for employees from a young age.
Step 8: Make a Financial Management Plan
The management of cash flow in a business is very important, if the CEO does not know how to properly allocate it, it is possible that the profit cannot cover the loss. What fees are needed? when to spend? when does it come in?…All of those questions should be included in a specific plan.
Step 9: Implementation Plan
With everything in place, it’s time to draw up a step-by-step implementation plan. Make sure that everything is according to the predetermined trajectory, if there are changes, you must always be specific, otherwise everything will mess up out of control.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here